Tìm kiếm
51 Trần Hưng Đạo Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
(0233) 3554715sotttt@quangtri.gov.vn
 

Chung kết cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp-Đổi mới sáng tạo 2022”


Ngày cập nhật: 07/11/2022 9:28:02 SA

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp – đổi mới sáng tạo” lần 8 năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên Việt Nam trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển tài nguyên bản địa. Cuộc thi được phát động vào tháng 6/2022 đã thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng tham gia. Sau hơn 3 tháng nhận bài thi, có 163 dự án đại diện cho 40 tỉnh thành đăng ký, nộp đề cương tham gia. Ở vòng sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra 88 dự án tốt nhất, đại diện cho 32 tỉnh, thành tham gia Vòng thi Bán kết, tổ chức tại 3 khu vực là An Giang, Hà Nội và TP.HCM. Vòng chung kết đã diễn ra vào 2 ngày 15 và 16/10 tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM với 30 dự án tham gia.

 

Ống hút bún gạo OHUGA an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.  Ảnh: Internet

 

Kết quả: các sản phẩm ống hút, bún gạo OHUGA của Trương Thị Hồng Hà (TP.HCM) đạt giải nhất Cúp và phần thưởng trị giá 125 triệu đồng. Ngoài giải nhất, còn có 2 giải nhì (trị giá 65 triệu đồng/giải) thuộc về các dự án “Sản xuất Dược Trà – Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) và “Vòng đời các sản phẩm từ cây Sen” của nhóm Lương Việt Chương (Phú Yên); 3 giải ba (trị giá 55 triệu đồng/giải) thuộc về “NANOSALT - Muối dược liệu Việt Nam” của Trần Thị Hồng Thắm (Nghệ An), “Nâng cao giá trị nông sản Sơn La - Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa” của Bùi Phương Thanh (Sơn La) và “Dự án Phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cốc cổ” của Vũ Minh Ngọc (Nam Định). Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã trao 1 giải dự án nông nghiệp phát triển bền vững (GIBC) cho “Dự án chế biến bún ngũ sắc” của Phan Thị Tố Mười (Bắc Kạn) và 1 giải thưởng sáng tạo (có ý nghĩa cộng đồng) trị giá 20 triệu đồng cho “Bảo tồn và nâng cao giá trị trái lê ki ma tại Việt Nam” của Đỗ Thị Xuân Diệu (Cần Thơ).

 

Với thành phần chính được làm từ tinh bột gạo, màu tự nhiên từ các loại rau củ quả như: củ dền, rau ngót, gấc, hạt dành dành, cà rốt, hoa đậu biếc… ống hút gạo OHUGA có nhiều màu sắc, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP và FDA của Mỹ, hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường và tự phân hủy nhanh sau khi sử dụng.

 

                                                                            MÂY MÂY

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

TIN ĐÃ ĐƯA
Đưa sản phẩm Việt ra "đại dương xanh" bằng TMĐT xuyên biên giới (11/3/2024)
'Ông lớn' Hàn Quốc chắp cánh cho xe máy điện Việt Nam (1/3/2024)
Khởi nghiệp thành công với ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch (21/2/2024)
Việt Nam cần phát triển tài năng khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn (24/1/2024)
Tạo ra "thế giới phẳng" thực sự của ĐMST thông qua kết nối các hệ sinh thái quốc tế (19/1/2024)
Thiếu cơ chế nâng tầm trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp (8/1/2024)
Hợp tác nâng cao năng lực Kinh doanh Số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam (23/1/2024)
3 điểm mạnh của môi trường đầu tư khởi nghiệp ở Việt Nam (20/12/2023)
Logistics - Mảnh đất “màu mỡ” để startup (11/12/2023)