Tìm kiếm
51 Trần Hưng Đạo Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
(0233) 3554715sotttt@quangtri.gov.vn
 

Khởi nghiệp xã hội – cơ hội phát triển cho doanh nghiệp


Ngày cập nhật: 07/11/2022 9:27:36 SA

Khởi nghiệp xã hội là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội. Việc áp dụng khởi nghiệp xã hội theo phương thức sáng tạo, theo định hướng  xã hội và môi trường, từ đó tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống và cung cấp giải pháp bền vững và trở thành một xu hướng được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm.

 

Hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện hàng chục nghìn doanh nghiệp có đặc điểm, tính chất như doanh nghiệp xã hội từ lâu đời, có khoảng gần 50.000, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thủ công mỹ nghệ, truyền thông cộng đồng, nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Các mô hình doanh nghiệp xã hội nổi tiếng phải kể đến như Reaching Out, Kymviet, Thương Thương Handmade, Blind Link, Tò he, Sapa O’Chau ….

 

Khởi nghiệp xã hội vừa tạo ra lợi nhuận vừa tạo ra tác động tích cực đến cộng đồng. Hơn 60% doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội thu được lợi nhuận, đạt tốc độ phát triển 80%, nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía chính phủ. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự lan tỏa của các mô hình khởi nghiệp xã hội trên toàn cầu, xu hướng này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

 

Thời gian qua, các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập startup ngày càng lựa chọn các hướng khởi nghiệp xã hội đi vào giải quyết những vấn đề khó như ô nhiễm môi trường, thực phẩm sạch, phân bón hữu cơ, giải quyết những tồn tại của biến đổi khí hậu, công ăn việc làm cho người yếu thế, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em...

 

Theo bà Phạm Kiều Oanh- Giám đốc của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng Việt Nam (CSIP), để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp xã hội, ngoài sự nỗ lực của các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập Startup thì còn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ra những chính sách, những khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp tạo tác động có thể đi tốt được trên con đường của mình.

 

Có thể nói, khởi nghiệp xã hội chính là con đường tạo ra những cơ hội tốt hơn cho tất cả mọi người, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi,  tiếp cận các nguồn vốn, làm cầu nối giữa các tổ chức và cộng đồng. Mô hình khởi nghiệp xã hội này ngày càng được lan tỏa hướng đến một xã hội công bằng hơn và tốt đẹp hơn.

 

Tin bài: TV

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

TIN ĐÃ ĐƯA
Đưa sản phẩm Việt ra "đại dương xanh" bằng TMĐT xuyên biên giới (11/3/2024)
'Ông lớn' Hàn Quốc chắp cánh cho xe máy điện Việt Nam (1/3/2024)
Khởi nghiệp thành công với ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch (21/2/2024)
Việt Nam cần phát triển tài năng khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn (24/1/2024)
Tạo ra "thế giới phẳng" thực sự của ĐMST thông qua kết nối các hệ sinh thái quốc tế (19/1/2024)
Thiếu cơ chế nâng tầm trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp (8/1/2024)
Hợp tác nâng cao năng lực Kinh doanh Số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam (23/1/2024)
3 điểm mạnh của môi trường đầu tư khởi nghiệp ở Việt Nam (20/12/2023)
Logistics - Mảnh đất “màu mỡ” để startup (11/12/2023)