Tìm kiếm
51 Trần Hưng Đạo Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
(0233) 3554715sotttt@quangtri.gov.vn
 

Nuôi trồng thủy sản trong tương lai


Ngày cập nhật: 16/10/2019 9:40:59 SA


Nuôi trồng thủy sản bao gồm cả nuôi các sinh vật trên biển. Có nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản khác nhau: Nuôi trồng hải sản hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển: nuôi các sinh vật dưới nước, trong đó thành phẩm được nuôi trồng ở biển; Nuôi trồng thủy sản tại bờ biển trong nước lợ như cửa sông, vịnh, đầm phá và vịnh hẹp; Nuôi trồng thủy sản trong nước ngọt, ví dụ: bể chứa, hồ, kênh và nước ngầm; Nuôi trồng tích hợp: canh tác cộng sinh các sinh vật dưới nước. Trong mô hình aquaponics (mô hình kết hợp giữa aquaculture - nuôi trồng thủy sản với hydroponics - nuôi trồng thủy canh) việc trồng cây (thủy canh) và nuôi cá diễn ra trong môi trường tuần hoàn. Cây tiêu thụ chất thải động vật, sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng và vì thế làm sạch nước’ Nuôi trồng tảo: tùy từng loài tảo có thể được nuôi trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn hoặc siêu mặn. Tảo được nuôi trồng cho nhiều ứng dụng, ví dụ: các sản phẩm chất lượng cao, nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm, nhiên liệu sinh học, và để lọc khí khói và nước thải.

 

Nuôi trồng thủy sản hiện tại và trong tương lai
Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới, do nhu cầu ngày càng tăng và khả năng thay thế việc đánh bắt cá thương mại của nó. Ngành nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng trở nên quan trọng trong việc tái sử dụng các phế phẩm chẳng hạn như phần bỏ đi của các sản phẩm cá chế biến, phần bỏ và vỏ của con trai và hàu. Lĩnh vực này cũng có thể tận dụng các sản phẩm dư thừa những lĩnh vực nông nghiệp khác, ví dụ: làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cá, hoặc bằng cách sử dụng nhiệt dư từ các nhà máy… cho các hệ thống canh tác. 

Hiện tại, Hà lan là nước đi đầu trong lĩnh vực các hệ thống tái tuần hoàn hoặc các hệ thống nuôi cá khép kín. Những hệ thống này dựa trên việc lọc và lưu thông nước, có nghĩa là chúng tiết kiệm năng lượng và hầu như không tạo ra chất thải. Một bước đột phá mới đây là sự xuất hiện mô hình nuôi trồng thủy sản thành phố. Các hệ thống lọc nước tiên tiến có thể cho phép mọi người nuôi cá trong bể chứa nước có kích thước bằng một chiếc bể sục mà không cần dùng đến hóa chất. Độ mặn của môi trường ven biển thực ra có thể được sử dụng để thử nghiệm trồng rau bằng nước muối. Năm 2014, một củ khoai tây Hà Lan được trồng bằng nước muối đã giành được Giải thưởng Asaid Grand Challenge uy tín.

Nhu cầu thực phẩm toàn cầu được dự đoán sẽ góp phần thúc đẩy việc canh tác động vật có vỏ và cá. Để đảm bảo an ninh lương thực, vai trò của đánh bắt cá bền vững sẽ ngày càng tăng. Đối với nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, thách thức sẽ là tạo ra sự liên kết thành công giữa bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững sinh thái. Tăng cường nuôi trồng thủy sản cũng có nghĩa là chú trọng tới các khía cạnh công nghệ sinh học. Hệ thống canh tác khép kín sẽ trở nên quan trọng hơn, tốt hơn cho môi trường. Nhiều vùng nông nghiệp trên toàn thế giới đang phải đối phó với hiện tượng nhiễm mặn. Những ứng dụng nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích canh tác ở nước mặn có thể là những giải pháp hiệu quả.

(Theo Vista.gov.vn)


Họ tên: *
Số điện thoại :
Email: *
Nội dung liên hệ:
 


QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

- Địa chỉ: Phòng 301, Nhà F, Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 024 37957855

- Email: smedf1@mpi.gov.vn

- Người liên hệ: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Website: http://smedf.gov.vn
 
 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!


NHỮNG DỰ ÁN KHÁC